Cách thức cam kết phát triển bền vững cho hệ thống điện Việt Nam

  Tính không bền vững trong HT cung cấp điện   

Quan điểm của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 là phát triển ngành Điện phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó, từng bước hình thành phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện; Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, thực tế đến nay cho thấy, hệ thống cung cấp điện còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững:

  Thứ nhất, vị trí độc quyền cung cấp điện gây nhiều bất cập.   

Tập đoàn điện lực Việt Nam (trước là Tổng công ty điện lực Việt Nam) - EVN là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được thành lập năm 1995, có chức năng sản xuất, truyền tải và phân phối bán điện. Hiện tại, EVN là đơn vị chiếm phần chi phối lớn nhất trong khâu phát điện. Điều 19 của Luật Điện lực quy định phải có đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, chịu trách nhiệm điều hòa, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị này, mà đang do EVN điều hành.

Theo kế hoạch, năm 2012, EVN sẽ sản xuất và mua 118,5 tỷ kWh điện, tăng 11,5% so với năm 2011 (trong đó, điện sản xuất đạt 50,88 tỷ kWh, mua 67,62 tỷ kWh), đồng thời sẵn sàng đáp ứng khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Năm 2012, EVN đã xác định tập trung thực hiện 3 mục tiêu lớn là: Cung ứng đủ điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân; Tập trung đầu tư cho các công trình nguồn và lưới điện trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2012, các công trình cấp bách năm 2013 tại các tỉnh phía Nam, cũng như triển khai thực hiện Quy hoạch điện VII có trọng tâm, trọng điểm theo hướng phát triển bền vững; Tái cơ cấu tổ chức bộ máy của Tập đoàn để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo hướng chuẩn bị vận hành thị trường điện ở Việt Nam.

  Khẩn trương thi công hoàn thành đường dây 500 kV Sơn La - Hiệp Hòa  

 

EVN tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, trong đó, sẽ đưa vào vận hành 8 tổ máy, tổng công suất 1.373MW (gồm tổ máy 5, 6 Thủy điện Sơn La (2x400MW); Thủy điện Đồng Nai 4 (2x170MW); Thủy điện Bản Chát (2x110 MW); Thủy điện Kanak (2x6,5MW). Bên cạnh đó, sẽ khởi công 4 dự án nguồn điện, với tổng công suất 2.390 MW, gồm Nhiệt điện Duyên Hải 3; Nhiệt điện Ô Môn 1 (tổ máy 2); Nhiệt điện Thái Bình; Thủy điện Trung Sơn. Ngoài ra, tiếp tục khởi công các dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân; Nhiệt điện Ô Môn 4; Thủy điện Sông Bung… EVN cũng gấp rút hoàn thành 231 công trình lưới điện từ 110 – 500 kV, trong đó có các dự án trọng điểm như đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hòa; nâng tụ bù đường dây 500 kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng; Pleiku – Phú Lâm; đường dây 220 kV đồng bộ với nguồn từ Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê; Thủy điện Bản Chát; Vũng Áng 1; đường dây 220 kV Đăk Nông – Phước Long – Bình Long; đoạn đấu nối vào trạm 220 kV Vân Trì để cấp điện cho Hà Nội. Đồng thời khởi công tiếp 60 công trình lưới điện từ 220 kV - 500 kV…

 

 

Độc quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tường minh, dẫn đến những bất cập trong phát triển nguồn cung cấp điện như việc đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện ngoài EVN thường khó khăn, thiếu minh bạch, thời gian kéo dài. Do chịu khống chế ở mức giá bán cho người tiêu dùng và do những bất cập kém hiệu quả trong quản lý sản xuất, truyền tải và phân phối bán điện nên EVN thường đề xuất giá mua điện từ các nguồn ngoài EVN ở mức thấp, khiến các nhà đầu tư ngoài ngành không bù đắp được chi phí đầu tư và lãi vay...

Bên cạnh đó, tính chất độc quyền của EVN cũng là một trở ngại đáng kể trong việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, từ các nhà đầu tư ngoài ngành, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tính độc quyền cũng không tạo áp lực rõ ràng về việc phải tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của DN sản xuất kinh doanh bán điện, dẫn đến những khuất tất trong việc hạch toán và định giá bán sản phẩm…

  Thứ hai, hiệu suất điện ở mức thấp.   

Yếu tố hiệu suất ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện. Cụ thể, hệ số đàn hồi đối với nhà máy nhiệt điện than là – 0,73 và nhà máy nhiệt điện khí tương ứng là – 0,71. Có nghĩa là khi hiệu suất nhà máy giảm 1% giá thành sản xuất điện tại đây tăng tương ứng là 0,73% và 0,71%. Nếu như hiệu suất của nhà máy  Hoàn thiện sổ sách kế toán  nhiệt điện tăng lên đến mức 32% thì giá thành trung bình sẽ giảm từ 5,62 cent/kWh xuống còn 5,14 cent/kWh. Như vậy, nếu với sản lượng điện thương phẩm như hiện nay (khoảng 118 tỷ kWh), sẽ tiết kiệm được khoảng 540 triệu USD mỗi năm. Với số tiền này chúng ta có thể xây dựng được một nhà máy điện cỡ như nhà máy điện Phả Lại 2.

Vậy đâu là rào cản cho việc nâng cao hiệu suất? Nguyên nhân căn bản vẫn là do tính độc quyền gây ra. Là nhà sản xuất độc quyền, EVN không thực sự có quyền lợi trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khi mà chi phí nhiên liệu được chuyển thẳng sang hộ tiêu thụ, hay nói cách khác chi phí nhiên liệu được chuyển thẳng vào biểu giá điện. Trở ngại thứ hai đối với nâng cao hiệu suất ở các nhà máy điện đốt than lại liên quan tới các chính sách về phát thải. Giá phát thải giảm sẽ không có động lực để giảm phát thải… Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả các dự án đầu tư ngành điện nói riêng còn thấp. ICOR còn ở mức cao và đang có xu hướng tăng. Năm 2010 là 3,11 trong khi năm 2012 con số này là 3,32.

  Thứ ba, tỷ lệ thủy điện còn quá cao.   

Tỷ lệ thủy điện cao là một trong những nhân tố không bền vững trong hệ thống cung cấp điện. Thông thường tỷ lệ thủy điện là 20 đến 22%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này có khi lên tới 40%.

Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới nhưng lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ hai phần ba tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. Bên cạnh đó, sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều; tài nguyên nước cũng không dễ khai thác và nguồn tài nguyên này đang có xu hướng cạn kiệt, suy thoái do biến đổi khí hậu gây ra.

  Thứ tư, tính không bền vững trong tiêu thụ điện.   

Về cơ cấu tiêu thụ điện, công  kế toán thuế trọn gói  nghiệp và hộ gia đình vẫn chiếm tiêu thụ điện năng nhiều nhất và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tiêu dùng điện lãng phí do ý thức tiết kiệm kém và thiết bị không đồng bộ.

Giá bán điện còn tương đối thấp cũng là điều đáng nói. Giá bán điện trung bình của Việt Nam khoảng 6cent/kWh (thấp hơn cả mức của các nước trong khu vực - 10cent/kWh), trong khi giá thành sản xuất điện năm có nhiều nước khoảng 6,4 cent/ kWh. Năm ít nước, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện giảm chỉ còn khoảng 1/3 phần khi đó giá thành sản xuất điện sẽ lên đến mức 7,3 cent/kWh.

Cường độ năng lượng của Việt Nam còn đang ở mức cao. Chỉ số này cao còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Rất khó đánh giá một chiều, tuy nhiên việc sử dụng năng lượng lãng phí chưa hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân.

  Nguyên tắc cơ bản trong phát triển hệ thống điện   

Để phát triển hệ thống điện, cần thay đổi tư duy ngay trong khâu quy hoạch. Cường độ năng lượng có thể còn tăng nhưng cần phải chỉ rõ những gia tăng nào là hợp lý, theo quy luật tất yếu chứ không chấp nhận các nguyên nhân tăng do sử dụng kém hiệu quả...

Nguồn cung ứng phải được đa dạng hóa. Tỷ trọng của thủy điện phải giảm dần và tăng vai trò của nhiệt điện than, năng lượng nguyên tử, năng lượng mới tái tạo để đảm bảo cơ cấu tối ưu các nguồn cung ứng. Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản khác trong phát triển hệ thống điện là phải nâng cao hiệu quả sản xuất truyền tải phân phối điện; Thay đổi tư duy trong quản lý điều hành thị trường điện.

  Giải pháp đảm bảo phát triển hệ thống điện bền vững   

    Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện     

Việc hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam là rất cần thiết. Tính độc quyền của EVN phải giảm dần. Các nhà sản xuất ngoài EVN cần được tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh... Việc hình thành và phát triển thị trường điện phải đạt được các tiêu chí: Các hoạt động điện lực phải minh bạch, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng để đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng. Vấn đề thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được tính đến bởi đầu tư điện có nhu cầu vốn quá lớn, thời gian dài.

Hoạt động điện lực tại Việt Nam phải đúng luật và phải nằm trong sự quản lý của nhà nước. Giảm thiểu các nguy cơ các nhà sản xuất bắt tay nhau, tạo ra thế độc quyền trong sản xuất cung cấp điện trong thời điểm khi mà cung còn đang nhỏ hơn cầu. Bên cạnh đó, các bước tái cơ cấu ngành Điện cũng phải song hành và đồng bộ với lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện; đồng thời, cần triển khai chủ trương xã hội hóa đầu tư cho các dự án trong ngành Điện.

    Tư duy hiệu quả ngay trong cách định giá bán điện     

Quan điểm về giá điện trong thị trường điện phải thay đổi. Các yếu tố làm biến động các yếu tố đầu vào cần được tính đến khi xem xét điều chỉnh giá điện. Giá không chỉ đủ bù đắp chi phí. Giá phải đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Nhà nước nên cho phép tăng giá bán điện theo lộ trình, tiến tới xóa bỏ tư duy phát triển dựa vào các hỗ trợ từ phía Nhà nước; Giảm dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn trợ giá năng lượng cho mọi đối tác kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc định giá làm sao cũng phải tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho các dự án tiết kiệm điện, các thiết bị tiết kiệm điện.

    Xác định cơ cấu nguồn tối ưu đảm bảo các yêu cầu về phát triển bền vững     

Các nhà máy điện khác nhau có ưu điểm nhược điểm khác nhau. Vấn đề là làm sao tìm được cơ cấu nguồn tối ưu, một cơ cấu phát huy được tối đa các lợi điểm đồng thời hạn chế được các nhược điểm của từng loại nguồn.

Để tìm lời giải tối ưu trong bài toán dưới đây, tác giả có một số giả định như sau:

- Trong hệ thống cung cấp điện có 3 loại nguồn chủ yếu là thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí;

- Mức độ chủ động trong việc cung cấp điện được cho điểm từ 1 đến 3. Thủy điện do phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện khách quan bên ngoài và tính không bền vững của nguồn thủy năng nên được xác định ở mức 1 điểm;


Các thông số đầu vào này giá thành sản xuất điện của cả hệ thống là 6,23 cent/kWh…

Tổng hợp các yếu tố chúng tôi đưa ra 4 kịch bản. Các  Dịch vụ kế toán tại hà nội  kịch bản này có cơ cấu sản xuất điện khác nhau, tỷ trọng thủy điện giảm dần từ 40% ở kịch bản 1 xuống còn 20% ở kịch bản 4. Trong các kịch bản này để loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố carbon, bài viết sẽ đưa vào chỉ tiêu phát thải chứ không phải chỉ tiêu làm lợi từ bán carbon.

Khi yêu cầu cao về khả năng chủ động trong huy động nhà máy ta có kết quả lựa chọn phương án như sau:

Kết quả cho thấy tỷ trọng thủy điện 20%, chiếm ưu thế.

Khi yêu cầu cao đối với chỉ tiêu giá thành sản xuất ta có kết quả lựa chọn phương án như sau:

  Quyết định  

 

  Điều 1.  Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 theo các nội dung chính sau đây:

  1. Quan điểm phát triển:  

- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng.

- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp của đất nước như nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí, dầu, than cho sản xuất điện, áp dụng thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và giảm ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện nguyên tử (sau năm 2015) đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng, nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng.

- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Chủ động trong việc tham gia, liên kết lưới điện và mua bán điện với các nước trong khu vực.

- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.

- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới truyền tải,