Hà Nội duyệt quy hoạch xây dựng chung huyện Mỹ Đức đến năm 2030

 

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Ngày 27/8/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Quyết định số 4465/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Quy hoạch nhằm mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đô thị trung tâm Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương luôn thu hút đông đảo du khách

Theo quy hoạch, tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch (toàn bộ địa giới hành chính huyện Mỹ Đức) khoảng 22.620ha, bao gồm:

Đất tự nhiên đô thị khoảng 495 ha (chiếm 2,19% diện tích đất tự nhiên), trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 239,5ha, chỉ tiêu khoảng 199,58m2/người, đất ngoài phạm xây dựng đô thị khoảng 255,5ha.

Đất tự nhiên nông thôn khoảng 22.125ha, trong đó, đất phục vụ đô thị khoảng 3.266ha, đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.709ha, chỉ tiêu khoảng 138,9m2/người, đất khác khoảng 16.150ha.

Về dự báo dân số tối đa đến năm 2030 huyện Mỹ Đức có khoảng 207.000 dân, trong đó, dân số đô thị khoảng 12.000 người (thị trấn Đại Nghĩa), dân số nông thôn khoảng 195.000 người (21 xã).

Theo định hướng chung, huyện Mỹ Đức sẽ phát triển theo mô hình phân tán với một đô thị hạt nhân trung tâm là thị trấn Đại Nghĩa và 3 cụm đổi mới tại các xã An Mỹ, An phú, Hương Sơn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ sản xuất, công Cty dịch vụ kế toán cộng, thương mại và dịch vụ-du lịch.

Việc ban hành quy hoạch chung huyện Mỹ Đức nhằm khai thác và phát huy cao nhất lợi thế cạnh tranh của huyện Mỹ Đức, đặc biệt tập trung vào phát triển tiềm lực dịch vụ-du lịch không chỉ ở cấp thành phố mà còn nâng lên ở cấp quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của huyện và phát triển bền vững của thành phố Hà Nội. Đồng thời, là cơ sở tổ chức lập các quy hoạch và dự án đầu tư; kiểm soát phát triển và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

 

Tổng quan về huyện Mỹ Đức

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện củathành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.

Huyện có địa hình đồng bằng, cao trung bình 1 - 3m. Phía Tây và Nam có núi, núi Hương Sơn có đỉnh cao nhất 397m, có cánh đồng và thung lũng Karst. Sông Đáy dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm chảy suốt chiều dài huyện, hồ lớn nhất là hồ Quan Sơn.

Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng. Phía Đông có dòng sông Đáy chảy dọc từ Bắc Xuống Nam. Giao thông đường bộ có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Đại Nghĩa, sang tỉnh Hà Nam. Giao thông đường sông có con sông Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ chằng chịt trên địa bàn huyện.

Các đơn vị hành chính của xã bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, dọn dẹp sổ sách Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, Hương Sơn.

 

 

Tiềm năng du lịch

Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang động, núi sông và chùa chiền nổi tiếng như: động Hương Tích, suối Yến, chùa Hương... Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước. Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà du khách có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp “hình sông thế núi”, có cơ sở chiêm ngưỡng bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc.

 

Bên cạnh Hương Sơn, khu du lịch Quan Sơn cũng là vùng đất có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, phong cảnh. Những ngọn núi đá vôi sừng sững mọc lên trên mặt nước tạo cho khách ấn tượng về vẻ đẹp kỳ khôi của đá và nước. Các hòn sư tử, Trâu trắng, Quai chèo, Voi phục,… luôn là những điểm đến hấp dẫn của biết bao du khách.

Để tạo điều kiện cho du khách xa gần có dịp tham quan, ngắm cảnh, huyện đã từ gần 70 tỷ đồng vào việc sửa chữa, cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, khởi công xây dựng tuyến cabin cáp treo, cải tạo và xây dựng mới ba cổng, trạm bán vé cho khách, đồng thời, đảm bảo thông suốt mạng lưới viễn thông trong toàn bộ khu vực danh thắng này